Đối với những bạn học sinh, sinh viên xin học bổng ở trường hay quan tâm đến học bổng du học thì không còn xa lạ gì với khái niệm GPA. Có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả xin học bổng của các bạn. Vậy hãy cùng Mari tìm hiểu rõ hơn về điểm GPA nhé. Từ đó để bạn đưa ra định hướng rõ ràng hơn cho việc học cũng như hồ sơ học bổng của mình.
1 – GPA là gì?
GPA là viết tắt của Grade Point Average hay còn gọi là điểm trung bình tích lũy. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong một học kỳ, một năm học hoặc cả bậc học. Theo hệ thống giáo dục Mỹ, du học Canada nghĩa là điểm trung bình trong suốt quá trình học. GPA là một tiêu chí đánh giá học lực học sinh, sinh viên. Qua đó phần nào thể hiện được trình độ học thuật và sự cố gắng trong học tập. GPA được thể hiện trong bảng điểm hoặc học bạ.
2 – Một số thuật ngữ
- Weighted GPA là điểm GPA có trọng số, được tính theo độ khó của khóa học (thường được tính theo thang điểm 0 – 5.0).
Nhiều trường ở Mỹ chia các lớp học ra thành ba mức độ từ dễ đến khó. Đó là lớp cơ bản (Regular Classes), lớp chuyên sâu (Honor Classes), lớp trình độ cao (lAP – Advanced Placement Classes). Nếu điểm A của lớp cơ bản là 4.0, thì điểm A của lớp chuyên sâu là 4.5, và của lớp AP là 5.0.
- Unweighted GPA là điểm GPA không có trọng số và không tính theo độ khó của khóa học. Điểm này thường được đo trên thang 0 – 4.0. Điều này có nghĩa là điểm A của lớp cơ bản, chuyên sâu hay nâng cao đều là 4.0 như nhau.
- GPA out of dùng để chỉ thang điểm GPA với con số đại diện cho thang điểm ở phía sau.
Ví dụ GPA out of 4 là điểm GPA theo hệ 4. GPA out of 10 là điểm theo hệ 10.
- Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (CGPA) được hiểu là điểm số trung bình tích lũy.
Một số trường nước ngoài sử dụng cả hai loại điểm GPA và CGPA trong việc đánh giá HSSV và xét tuyển học bổng. Khi đó GPA là điểm trung bình của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.
3 – Cách tính điểm GPA
Điểm GPA được tính bằng cách cộng các điểm trung bình của các môn học rồi chia đều để lấy trung bình. Đây là cách tính điểm chuẩn của hệ thống giáo dục Mỹ. Và cũng là cách tính điểm mà các bạn mong muốn đi du học Hàn Quốc cần lưu ý.
- Mỗi môn học được quy đổi thành một điểm số theo thang điểm quy định của trường (Ví dụ: thang điểm 10, thang điểm 4.0,…).
- Điểm số của mỗi môn học được nhân với số tín chỉ của môn học đó.
- Tổng số điểm của tất cả các môn học được chia cho tổng số tín chỉ của tất cả các môn học để ra điểm GPA.
GPA = (∑ Điểm trung bình môn + số tín chỉ)/(Tổng số tín chỉ)
Số tín chỉ là thời gian học tập của một môn học. Các môn học càng quan trọng, càng khó thì càng có số tín chỉ cao.
4 – Thang điểm quy đổi
Thang điểm GPA đơn giản và được dùng nhiều là thang điểm 4.0 của hệ thống giáo dục Mỹ. Ở Việt Nam chủ yếu đánh giá điểm số theo thang điểm 10. Còn Hàn Quốc thì đánh giá theo thang điểm 100. Nhiều quốc gia khác như Mỹ, Úc, Anh, Singapore,… lại áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ gồm 5 mức là A, B, C, D, F. Ở từng quốc gia lại có cách chia nhỏ mỗi mức điểm thành A-, A hay A+ để đảm bảo tính công bằng. Rồi từ đó mới quy đổi sang thang điểm 4.0.
Dưới đây là cách quy đổi giữa các thang điểm:
Thang điểm chữ | Thang điểm 100 | Thang điểm 4 (GPA) |
A+ | 97 – 100 | 4.0 |
A | 93 – 96 | 4.0 |
A- | 90 – 92 | 3.7 |
B+ | 87 – 89 | 3.3 |
B | 83 – 86 | 3.0 |
B- | 80 – 82 | 2.7 |
C+ | 77 – 79 | 2.3 |
C | 73 – 76 | 2.0 |
C- | 70 – 72 | 1.7 |
D+ | 67 – 69 | 1.3 |
D | 65 – 66 | 1.0 |
F | < 65 | 0.0 |
5 – Tầm quan trọng của GPA trong du học
GPA rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng du học nói chung và du học Hàn Quốc nói riêng. Bởi nó không chỉ phản ánh năng lực tương đối học tập của HSSV ở trường mà còn cho thấy mức độ cố gắng và khả năng tiếp thu kiến thức của người đó. Bên cạnh GPA, hồ sơ học bổng còn bao gồm: chứng chỉ ngoại ngữ, bài luận, thư giới thiệu, hoạt động ngoại khóa,… Tuy GPA không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất nhưng không thể phủ nhận được “sức mạnh” của nó. Nếu GPA của ứng viên thấp thì rất dễ mất điểm trong mắt người xét tuyển.
- Điểm GPA là một trong những tiêu chí quan trọng để xét học bổng, du học, tuyển dụng và thăng tiến trong học tập và công việc.
- Điểm GPA cao thể hiện khả năng học tập tốt, sự chăm chỉ và nỗ lực của học sinh, sinh viên.
- Điểm GPA cũng là chìa khóa để mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên trong tương lai.
Tầm quan trọng của GPA trong du học Hàn Quốc
GPA là yếu tốt rất quan trọng khi xét tuyển hồ sơ khóa tiếng khi du học Hàn Quốc. GPA càng cao thì cơ hội đăng ký vào những trường Đại học lớn càng dễ hơn. Đặc biệt, bạn còn có thể nhận được học bổng từ các trường Đại học Hàn Quốc. Ví dụ: Đại học Ajou trao học bổng 100% học kỳ đầu chương trình tiếng Hàn cho học viên có GPA trên 9.0. Nếu GPA của bạn không cao thì MARI vẫn có thể tư vấn và hỗ trợ bạn đăng ký nhập học thành công.
Tuỳ vào từng trường và từng gói học bổng mà điểm GPA được yêu cầu sẽ khác nhau. Hiện nay có nhiều chương trình học bổng du học Hàn Quốc dành cho sinh viên quốc tế. Điển hình như học bổng của các trường đại học, Học bổng Chính phủ Hàn Quốc, Học bổng trao đổi sinh viên… Mỗi chương trình có những yêu cầu khác nhau về điểm. Một số chương trình yêu cầu GPA mức trung. Một số gói học bổng giá trị cao hơn thì yêu cầu điểm GPA cũng cao hơn (3.0 hoặc 3.5 trở lên). Tuy nhiên để đảm bảo cơ hội đi du học hãy đảm bảo rằng GPA của bạn cần trên 2.7/4.0 (khoảng 8.0/10).
GPA là chìa khóa được sử dụng để mở ra nhiều điều thú vị trong quá trình học tập của bạn. Dù bạn không đi du học thì GPA cũng trở thành một công cụ cạnh tranh hữu ích khi bạn đăng ký một học bổng nào đó trong khoa, trường hoặc khi tham gia một tổ chức, một chương học thuật với quy mô lớn,…
6 – Cách quản lý điểm GPA
GPA không phải là điểm của một bài tập, bài thi riêng lẻ mà là điểm tích lũy một quá trình học. Chính vì vậy, để quản lý điểm tốt thì bạn phải xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập của bản thân. Ngay từ khi bắt đầu khóa học, kỳ học, hay cấp học, bạn phải có mục tiêu và chiến lược học tập hiệu quả cho mình.
Ví dụ: mục tiêu ban đầu của bạn là GPA 3.0/4.0 sau 4 năm đại học. Bạn nên ước tính đạt được GPA bao nhiêu trong từng kỳ học. Từ đó có động lực hơn trong mỗi bài kiểm tra, nghiên cứu, báo cáo để hoàn thành mục tiêu của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên nhớ điểm từng bài tập mà mình có để dễ dàng quản lý điểm hơn. Lên kế hoạch ngay từ ban đầu vừa giúp bạn định hướng tương lai của mình, vừa giúp bạn học tập và làm việc khoa học hơn.
Bên cạnh quản lý điểm GPA, các bạn cũng nên chăm chỉ tham gia những hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, chương trình giao lưu quốc tế bên ngoài. Hay tham gia những tổ chức sinh viên, thực hiện một đề tài nghiên cứu thú vị nào đó nếu có thể. Tất cả những điều này là điểm cộng rất lớn trong hồ sơ du học của bạn. Và cũng góp phần quyết định chủ nhân của những suất học bổng giá trị có phải là bạn hay không.